Phòng - Ban

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

1.Lãnh đạo khoa

Trưởng khoa:      BS Phạm Thu Thúy

Tổ trưởng công tác:     Đặng Phan Thu Huyền

Tổ trưởng công đoàn:  Trịnh Th ị Kim Liên

2. Nhân lực

39 CBVCLĐ, trong đó: 05 BS;  01 Cử nhân YTCC; 06 Điều dưỡng, 01 Kỹ sư môi trường, 02 nhân viên kỹ thuật, 01 kế toán và 23 Y công.

Cơ cấu tổ chức: phân chia thành 05 tổ có chức năng, nhiệm vụ

- Tổ giám sát (05 người)

- Tổ khử khuẩn, tiệt khuẩn (18 người)

- Tổ quản lý đồ vải (07 người)

- Tổ vệ sinh môi trường và quản lý chất thải (03 người)

- Tổ hành chính (03 người)

 3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Thành lập từ năm 1996 với tên khoa Chống Nhiễm khuẩn đến năm 2010 đổi tên thành khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn.

Lãnh đạo qua các thời kỳ:

+ Trưởng khoa: Bs Nguyễn Hướng Dương (1996 – 2013)

                          BSCK II. Trần Quốc Việt (2014 - 2015)

                          TS Lê Thiện Thái (2015 - 2017)

                          Bs Phạm Thu Thúy (2017 đến nay)

4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Trang thiết bị hiện có:

+ Thang nâng hàng: 01

+ Máy rửa dụng cụ: 03

+ Máy hấp tiệt khuẩn nhiệt độ cao (Autoclave): 03

+ Máy hấp tiệt khuẩn nhiệt độ thấp sử dụng khí EO: 02

+ Máy hấp tiệt khuẩn nhiệt độ thấp plasma: 02

+ Máy hấp tiệt khuẩn nhiệt độ thấp sử dụng khí H202: 02

Và nhiều các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác xử lý không khí, xử lý bề mặt như máy phun khử khuẩn không khí tự động, máy cắt hàn túi, máy là hơi nước tự động, …

5. Chức năng, nhiệm vụ:

Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn chịu trách nhiệm triển khai áp dụng những chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn. Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn truyền đạt các thông tin từ hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn đến các khoa phòng, huấn luyện nhân viên và theo dõi việc thực hiện các hoạt động và chính sách kiểm soát nhiễm khuẩn. Nhân viên làm việc cho khoa kiểm soát nhiễm khuẩn làm việc toàn thời gian và toàn tâm toàn ý với công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

1.      Đầu mối tham mưu cho Giám đốc về các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định

2.      Tổ chức hoặc phối hợp với các khoa, phòng liên quan triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định: Giám sát tuân thủ các quy trình, quy định về phòng ngừa chuẩn, liên tục đề xuất các giải pháp cải thiện tuân thủ và phòng ngừa NKBV.

3.      Xây dựng mô tả công việc cho nhân viên y tế của khoa theo đúng quy chế bệnh viện.

4.      Xây dựng định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật và đề xuất mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hóa chất liên quan đến hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn và kiểm tra, giám sát việc sử dụng.

5.      Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn của thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.

6.      Tổ chức đào tạo, tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế và học viên.

7.      Tổ chức truyền thông về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.

8.      Thực hiện nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và chỉ đạo tuyến về kiểm soát nhiễm khuẩn.

9.      Kiểm tra và yêu cầu các khoa, phòng, nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện đúng các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.

10.  Kiểm tra và yêu cầu các khoa, phòng, nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện đúng các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.

11.  Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Giám đốc.

6. Hoạt động thường xuyên:

Tổ giám sát:

- Xây dựng các qui định, quy trình, hướng dẫn thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện. Triển khai thực hiện đến tất cả các khoa/phòng/đơn vị và tiến hành kiểm tra giám sát hàng ngày.

- Xây dựng, phê duyệt, phổ biến kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn trên cơ sở kế hoạch hành động quốc gia, mục tiêu chất lượng về kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp với nguồn lực và điều kiện thực tiễn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo từng giai đoạn.

- Kiểm tra, giám sát tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn đặc biệt khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ thuật xâm lấn khác đối với tất cả người hành nghề, người làm việc khác (gọi chung là nhân viên y tế), học sinh, sinh viên, học viên (gọi chung là học viên), người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Hướng dẫn, nhắc nhở nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về quản lý, xử lý thiết bị, dụng cụ y tế tại các khoa, phòng.

- Các nội dung giám sát luôn luôn được duy trì thường xuyên: giám sát vệ sinh tay, giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, giám sát vệ sinh môi trường, giám sát vi sinh môi trường không khí, nước, bề mặt một số khoa trọng điểm, giám sát kháng kháng sinh,…

- Giám sát vi sinh định kỳ hàng tháng, hàng quý và phối hợp chặt chẽ với đơn vị vi sinh chủ động phát hiện sự xuất hiện các vi khuẩn kháng thuốc và các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện kịp thời đề xuất biện pháp xử lý, khuyến cáo sử dụng kháng sinh an toàn hợp lí, theo kháng sinh đồ cũng như cảnh báo dịch tại khoa lâm sàng.

- Xây dựng kế hoạch ứng phó với các dịch bệnh; phối hợp với cơ sở y tế dự phòng và các cơ sở y tế khác trong việc phòng, chống dịch bệnh và các tình huống khẩn cấp trên địa bàn theo sự phân công của cơ quan quản lý.

-  Chuẩn bị sẵn cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, hóa chất, vật tư và nhân lực tham gia phòng, chống dịch bệnh.

- Tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế về phòng, chống dịch bệnh.

-  Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định

- Phối hợp cùng phòng Quản lý chất lượng, y tế cơ quan theo dõi phơi nhiễm nhân viên y tế với các bệnh nghề nghiệp, sự cố y khoa,…

- Phối hợp cùng khoa dinh dưỡng kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong bệnh viện.

- Tham gia công tác phòng chống dịch bệnh như: COVID 19, sốt xuất huyết…

- Quản lý tập trung máy phun khử khuẩn bề mặt môi trường để điều phối kịp thời xử lý môi trường khi có các ca mắc bệnh truyền nhiễm hay vi khuẩn kháng thuốc.

- Kiểm tra, đôn đốc cán bộ viên chức, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thực hiện đúng quy định KSNK trong công tác khám chữa bệnh.

- Tuyên truyền, huấn luyện, nghiên cứu khoa học về KSNK.

 

Tổ vệ sinh môi trường và quản lý chất thải:

- Tổ chức thực hiện, kiểm tra vệ sinh môi trường theo đúng quy định, bảo đảm chất lượng môi trường nước, môi trường bề mặt, môi trường không khí cho từng khu vực theo quy định của Bộ Y tế và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

- Bố trí đủ nhà vệ sinh cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế.

- Thực hiện diệt chuột, côn trùng định kỳ.

- Người làm công tác vệ sinh môi trường tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có kiến thức về vệ sinh môi trường.

- Thực hiện quản lý chất thải y tế theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ thực hành quản lý chất thải, bảo đảm chất thải được phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý an toàn theo đúng quy định của pháp luật.

- Giám sát vệ sinh môi trường trong toàn bệnh viện bệnh viện, đặt biệt môi trường phòng mổ, phòng pha chế thuốc, phòng điều trị tích cực, khoa dinh dưỡng,…

- Giám sát nguồn nước sử dụng trong bệnh viện như: nước rửa tay ngoại khoa, nước chạy thận nhân tạo, nước RO, nước uống, nước sinh hoạt, nước thải sau xử lý đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn Việt Nam.

- Báo cáo các biểu mẫu môi trường theo quy định của Bộ Y tế.

- Hướng dẫn phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải y tế đúng qui định.

 

Tổ khử khuẩn, tiệt khuẩn:

- Thực hiện quản lý, xử lý dụng cụ y tế tập trung, kiểm soát việc xử lý thiết bị, dụng cụ y tế tái sử dụng bảo đảm an toàn, chất lượng.

- Cung cấp đầy đủ dụng cụ đồ sắt đạt yêu cầu tiêu chuẩn phục vụ người bệnh hàng ngày và khi cần.

- Bảo quản thiết bị, dụng cụ y tế sau xử lý bảo đảm vô khuẩn trước khi sử dụng cho người bệnh.Tất cả dụng cụ đồ sắt sử dụng trong phẫu thuật, thủ thuật, các bộ dụng cụ chăm sóc bệnh nhân hàng ngày được tiến hành hấp tiệt khuẩn và được giám sát chặt chẽ chất lượng tiệt khuẩn bằng các test thử chuyên dụng.

- Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về quản lý, xử lý thiết bị, dụng cụ y tế tại các khoa, phòng..

- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn đã được trang bị máy hấp tiệt khuẩn nhiệt độ thấp sử dụng công nghệ plasma, máy hấp EO, H202 - là thế hệ máy tiên tiến nhất hiện nay cho phép tiệt khuẩn nhanh chóng, tiện lợi, an toàn đáp ứng mọi nhu cầu về tiệt khuẩn phục vụ công tác khám chữa bệnh, đặc biệt là các dụng cụ nội soi, dụng cụ kém chịu nhiệt,...

- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thu gom, vận chuyển, xử lý dụng cụ, hấp tiệt khuẩn, bảo quản cung cấp đồ vô khuẩn đến tận khoa lâm sàng.

 

Tổ quản lý đồ vải:

- Cung cấp đầy đủ đồ vải đạt yêu cầu tiêu chuẩn cho nhân viên y tế, người bệnh hàng ngày và khi cần.

- Tất cả đồ vải sử dụng trong phẫu thuật, thủ thuật, các bộ dụng cụ chăm sóc bệnh nhân hàng ngày được tiến hành hấp tiệt khuẩn và được giám sát chặt chẽ chất lượng tiệt khuẩn bằng các test thử chuyên dụng.

- Bảo quản đồ vải sau xử lý trong tủ, kệ bảo đảm sạch, vô khuẩn và được vận chuyển riêng bằng phương tiện chuyên dụng.

- Kiểm soát chất lượng và thường xuyên kiểm tra, giám sát, quy trình xử lý đồ vải.

- Nhân viên quản lý, xử lý đồ vải phải có kiến thức chuyên môn về xử lý đồ vải y tế.

 

Tổ Hành chính:

- Quản lý xuất nhập kho vật tư tiêu hao, hóa chất, thiết  bị phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

- Tư vấn, dự trù, đầu mối các loại hóa chất, sinh phẩm, đề xuất cung cứng, quản lý sử dụng máy, thiết bị, vật tư, sinh phẩm theo nhu cầu chuyên môn phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn bệnh viện và phù hợp khả năng kinh phi của bệnh viện.

- Quản lý trang thiết bị máy móc, kiểm tra, báo cáo khi hỏng hóc, bảo dưỡng,…

- Khử khuẩn môi trường không khí trong toàn bệnh viện theo định kỳ, khi có dịch bệnh hoặc theo nhu cầu.

- Vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế của bệnh viện, dự trù hóa chất, theo dõi nhật ký và báo cáo theo định kỳ.

- Quản lý xuất nhập kho dụng cụ y tế,  tiêu hao dụng cụ, đề xuất các loại dụng cụ phù hợp.

- Quản lý xuất nhập và phân bổ đồ vải y tế các khoa phòng phù hợp chuyên môn và chức năng từng loại.

- Quản lý xuất nhập và phân bổ hóa chất vật tư kiểm soát nhiễm khuẩn: vệ sinh tay, vệ sinh môi trường,…

 

Đào tạo, nghiên cứu khoa học:

 - Triển khai chương trình đào tạo liên tục về kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản dành cho các nhân viên y tế trong bệnh viện, phối hợp cùng phòng đào tạo và văn phòng trung tâm đào tạo chỉ đạo tuyến cấp chứng chỉ cho các học viên tham gia đầy đủ và đạt yêu cầu.

- Tổ chức các khóa huấn luyện cơ bản và nâng cao kiến thức về thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện: cho nhân viên y tế, cho nhân viên làm sạch môi trường trong bệnh viện, nhân viên trợ cụ các công ty ngoài bệnh viện.

- Tiến hành nghiên cứu khoa học: các nghiên cứu về nhiễm khuẩn bệnh viện hàng năm và các sáng kiến giúp nâng cao công tác chuyên môn và quản lý: về vệ sinh tay, vệ sinh tay ngoại khoa, vệ sinh môi trường,…

- Khuyến khích và cử nhân viên của khoa học tập nâng cao chuyên môn, trình độ về kiểm soát nhiễm khuẩn.

 

7. Định hướng phát triển:

- Thực hiện nghiêm túc Thông tư 16/2018/TT-BYT ngày 20/7/2018 của Bộ Y tế và các Quyết định, quy định của Bộ Y tế về Kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Luôn luôn là cầu nối truyền đạt các thông tin chỉ đạo về kiểm soát nhiễm khuẩn từ Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tới các Khoa, Phòng, trung tâm, đơn vị.

- Xây dựng và cập nhật các quy trình, bảng kiểm tra phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

- Liên tục cập nhật các kiến thức mới, tập trung nâng cao các nội dung về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện..

- Liên tục cập nhật các kỹ thuật mới và xây dựng các quy trình làm sạch, khử khuẩn, đóng gói, tiệt khuẩn dụng cụ, quản lý đồ vải.

- Duy trì các hoạt động chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn bệnh viện.

- 100% sử dụng kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật.

- Giám sát vi khuẩn kháng kháng sinh và phối hợp tư vấn sử dụng kháng sinh an toàn.

- Xây dựng mô hình Đơn vị tiệt khuẩn trung tâm (CSSD) đạt tiêu chuẩn.

- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phân công theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Khoa.

- Quản lý theo bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện 2016./.