Trả lời thư bạn đọc số 24

Câu hỏi số 54:

Chào bác sĩ! Năm nay cháu 24 tuổi. Cháu gửi câu hỏi này trong khi cháu đang rất bối rối về tình trạng sức khỏe của mình. Cháu có kinh lần đầu tiên năm 13 tuổi và kinh nguyệt không đều. Năm cháu học lớp 8(14 tuổi) cháu bị băng kinh, đi viện các bác sĩ chẩn đoán là băng kinh tuổi dậy thì và cho cháu tiêm nội tiết 1 tuần rồi ra viện ( 1 loại thuốc ống dạng dầu, cháu không rõ tên nhưng nó cũng được dùng cho những phụ nữ mang thai bị động thai). Từ sau lần đi viện đó thì cứ 2 năm cháu lại bị băng kinh 1 lần. Đến tháng 4/2010 cháu bị băng kinh, sau khi điều trị như vậy tại bệnh viện địa phương cháu có xuống bệnh viện Nội tiết TW để khám và xét nghiệm, bác sĩ cho cháu làm xét nghiệm nội tiết tố. (Các chỉ số xét nghiệm là: T3=1.53, FT4=17.6, TSH = 2.14, Progếtron=2.30, FSH = 6.39, LH=25.8, Estradiol=18.3) Như cháu thấy trong xét nghiệm thì chỉ có chỉ số LH là cao, bác sĩ kê đơn thuốc trong 3 tháng ( Progynova2mg và Orgametril - Lynétrenol 5mg). Sau khi dừng thuốc kinh nguyệt của cháu vẫn không đều. Đến tháng 10 cháu đi khám tại bác sĩ tư thì được kê dùng thuốc tránh thai, đến nay cháu ngừng uống thuốc thì kinh nguyệt vẫn không đều. Xin bác sĩ tư vấn và cho cháu lời khuyên, tình trạng sức khỏe của cháu có ảnh hưởng đến việc có con sau này không ạ? Sau những lần điều trị ở bệnh viện về kinh nguyệt của cháu cũng không đều, có khi 3 tháng mới có 1 lần. Tình trạng cân nặng của cháu cũng không được tốt lắm, cháu cao 1m56 và nặng 36kg. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cháu xin chân thành cảm ơn! ...

Trả lời:

Tình trạng chu kỳ kinh thưa (>35 ngày) hiện nay và tiền sử băng kinh và chỉ số LH huyết thanh quá cao như vậy có thể gợi ý chị có Hội chứng buồng trứng đa nang (BTĐN). Tuy nhiên các xét nghiệm nội tiết của chị được làm vào ngày nào của chu kỳ kinh không thấy nói rõ. Thường để đánh giá tình trạng buồng trứng người ta làm các xét nghiệm FSH, LH, PRL và E2 vào ngày 2 hoặc ngày 3 của chu kỳ kinh, còn Progesteron vào ngày 22 của chu kỳ tuy nhiên với những phụ nữ có kinh không đều như chị các xét nghiệm chỉ cần làm vào ngày 2 hoặc ngày 3 là đủ. Chỉ số LH có thể tăng vào thời điểm trước rụng trứng. Hơn nữa để chẩn đoán xác định cần phải siêu âm xem có hình ảnh buồng trứng đa nang hay không. Hội chứng BTĐN là hội chứng thường gặp chiếm khoảng 70% các trường hợp có rối loạn kinh hoặc rối loạn phóng noãn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ. Các biểu hiện kèm theo thường là lông rậm: lông chân, lông mu, ria mép …, có thể béo phì nhưng thường gặp ở phụ nữ châu Âu hoặc Mỹ. Tình trạng này có thể làm chậm có thai nhưng là bệnh lý chữa được. Với những phụ nữ chưa muốn có con và phụ nữ mong con sẽ có cách điều trị khác nhau. Tốt nhất chị hãy đi khám để có chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp.

Câu hỏi số 55:

Chào Bác sĩ. Năm nay em 34 tuổi, em uống thuốc ngừa thai Mavellon được 01 năm rồi ngưng không uống vì muốn sinh cháu thứ hai, sau khi ngưng thuốc em có kinh bình thường, tháng kế tiếp thì em có thai. Như vậy từ khi ngưng thuốc đến khi có thai là 01 tháng, như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi không, em đang mang thai được 18 tuần rồi và rất lo lắng, các xét nghiệm máu, nước tiếu, siêu âm độ mờ da gáy đều có kết quả bình thường. Mong bác sĩ hãy tư vấn về trường hợp của em. Cảm ơn Bác sĩ. ...

Trả lời:

Các trường hợp có thai lại sau khi ngừng sử dụng thuốc tránh thai hoàn toàn an toàn cho thai và cho mẹ. Hơn nữa chị đã làm đầy đủ các chẩn đoán sàng lọc trước sinh có thể yên tâm. Tuy nhiên có những trường hợp thai bất thường là do các nguyên nhân khác chứ không phải do hậu quả của thuốc tránh thai.

Ths. Phương Lan

Trung tâm Hỗ trợ sinh sản

Câu hỏi số 56:

toi doc tren bao benh vien minh co phuong phap loc rua tinh trung cho nguoi nhiem H muon co con,z toi chi phi la bao nhieu?chung toi can co loi khuyen j?

Trả lời:

Vấn đề bạn hỏi tôi xin được trả lời là cho đến hiện tại trên thế giới vẫn chưa có một phương pháp lọc rửa mẫu tinh trùng nào có thể đảm bảo được là loại trừ được hết vi rút HIV ra khỏi mẫu tinh dịch, chính vì vậy tại bệnh viện cũng không có phương pháp nào như bạn nói. Theo nghiên cứu của các tác giả trên thế giới thấy trên bề mặt của tinh trùng không có receptor  với HIV (một vị trí để vi rút bám vào tế bào) do vậy lọc rửa có thể giảm được số lượng vi rút chứ không thể loại bỏ hết được hoàn toàn. Mẫu tinh trùng sau lọc rửa dùng để bơm trực tiếp vào buồng tử cung nên ít gây xây xước như khi quan hệ tình dục nên cũng có thể giảm được tỷ lệ lây nhiễm, tuy nhiên không ai có thể đảm bảo chắc chắn là không lây nhiễm khi áp dụng phương pháp này.

Ths. Hồ Sỹ Hùng

Trung tâm Hỗ trợ sinh sản

Trả lời thư bạn đọc số 43

Câu hỏi số 117:Chào bác sĩ, tôi 27 tuổi, chưa sinh con lần nào. Gần đây tôi thường xuyên bị đau tức 2 bên nếp nằn bẹn, thỉnh thoảng có lan ra trước xương mu. Đi siêu âm không có gì bất thường.

Bí quyết nuôi con bằng sữa mẹ từ chuyên gia

Hàng trăm câu hỏi của độc giả đã được gửi đến các chuyên gia trong buổi giao lưu trực tuyến “Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ và chăm sóc bầu sữa” diễn ra chiều qua (11/1) tại tòa soạn báo Dân Trí điện tử. Do thời gian có hạn, chỉ những câu hỏi đưa ra th

Chi tiết